7 cách sửa đường bê tông xi măng hư hỏng

Mặt đường hư hỏng khắc phục rất khó khăn, trong quá trình sửa đường bê tông xi măng (BTXM) gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo giao thông. Nâng cấp cải tạo mặt đường BTXM đòi hỏi chi phí cao, thiết bị thi công đồng bộ, hiện đại và quy trình công nghệ chặt chẽ .

Sau khi đã biết nguyên nhân hư hỏng đường bê tông ở nội dung chúng tôi đã trình bày trước đây, ta cùng lựa chọn giải pháp, lên kế hoạch xử lý trên cơ sở thực tế hiện trường. Công tác sửa chữa bao gồm khôi phục chức năng các công trình như tình trạng ban đầu hoặc cải tạo một số chức năng công trình

Bạn nên biết thông tin liên quan

  • Sửa chữa mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành: TCCS 12 : 2016/TCĐBVN 
  • Xu thế phát triển mặt đường BTXM trên thế giới; đặc điểm vật liệu, kết cấu, công nghệ thi công sửa chữa nâng cấp mặt đường BTXM; đánh giá thực trạng về thiết kế, thi công, nghiệm thu và khai thác mặt đường BTXM ở Việt nam: Nghiên cứu ứng dụng mặt đường BTXM ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
sua-duong-be-tong-hu-hong

Cách xử lý hư hỏng mặt đường bê tông xi-măng

Sửa chữa mặt đường hỏng Loại A, công tác trám lấp đầy khe, hàn kín các mối nối vết nứt để cải tạo mặt đường bê tông.

1.Lựa chọn giải pháp sửa chữa mặt đường bê tông xi măng

Sự cần thiết phải bảo dưỡng sửa chữa đường, cần xác định ngưỡng tiêu chuẩn để xác định công tác bảo dưỡng sửa chữa đường bê tông được thể hiện như bảng dưới

LOẠI HƯ HỎNG ĐƯỜNG LÚN VỆT BÁNH MM LÚN TẠO CẤP MM HỆ SỐ CHỐNG TRƠN TRƯỢT IRI
(M/KM)

CHIỀU DÀI VẾT NỨT (CM/M2) HƯ HỎNG KHE NỐI

Đường chuyên dùng cho xe cơ giới (đường cao tốc) 2 1 0 0.25 4 20 Trong trường hợp phát hiện bất thường
Đường thông thường có lưu lượng xe lớn

30÷40 1 5 0.25 6 30 Trong trường hợp phát hiện bất thường
Đường thông thường có lưu lượng xe thấp 40÷50

50 Trong trường hợp phát hiện bất thường

Hệ số chống trơn trượt của mặt đường đối với đường dành riêng cho xe cơ giới được đo ở tốc độ 80km/h, và với đường thông thường thì đo ở tốc độ 60km/h trong tình trạng mặt đường ẩm ướt. Ngưỡng thấp hơn có thể được đề nghị sử dụng phụ thuộc vào nguồn vốn

Lựa chọn hoạt động sửa chữa

Lựa chọn hoạt động bảo dưỡng sửa chữa được quyết định theo cách tổng hợp dự trên “Ngưỡng tiêu chuẩn xác định hoạt động bảo dưỡng sửa chữa đường” như bảng trên và “ Mối quan hệ giữa tiêu chí phân loại hư hỏng và các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa mặt đường bê tông xi măng” như Bảng dưới

LOẠI HÌNH HƯ HỎNG LÁNG,TRÁM BỊT KHE NỐI

XỬ LÝ BỀ MẶT

XÂY DỰNG LẠI MỘT PHẦN

PHƯƠNG PHÁP BƠM PHUN

PHƯƠNG PHÁP XẺ KHE

XỬ LÝ GỒ GHỀ XỬ LÝ AXIT CHÈN GIA CƯỜNG THÉP

TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG LẠI

Vết nứt không phát triển, không sâu đến đáy tấm  
Cập kênh   _ _ _ _ _ _
Gồ ghề theo phương
dọc
  _ _ _ _ _ _
Bong rã

_ _ _ _ _ _ _ _
Mài nhẵn _

_ _ _ _ _
Bong tróc _ _ _ _ _ _ _ _
Hỏng vật liệu chèn khe _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Hư hỏng mép khe _ _ _ _ _ _ _ _ _
Lỗ hổng bề mặt   _ _ _ _ _ _ _ _ _
Nứt hết chiều dày tấm   _ _ _
Uốn vỡ Uốn vồng   _ _ _ _ _ _ _ _ _○
Ép vỡ   _ _ _ _ _ _ _
Xói lở _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2.Xử lý hư hỏng mặt đường bê tông xi – măng

Mặt đường BTXM (bê tông xi-măng) tồn tại các khe nối gây khó khăn cho công tác duy tu, bảo dưỡng, tốn kém ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh khai thác do phương tiện lưu thông không êm thuận. Khe nối là vị trí xung yếu nhất của mặt đường BTXM, khiến cho chúng dễ bị phá hoại, hư hỏng ở cạnh và góc tấm phải cào bóc để tăng cường mới bằng BTXM hoặc BTN tăng cường dày đủ để tránh nứt   

Trám khe nối

Phương pháp trám sử dụng vật liệu láng thành phần giống như vật liệu chèn khe để tránh nước thấm qua khe nối hoặc vết nứt trường hợp mất mát, lão hóa, nứt và bong hỗn hợp chèn khe, hay trong trường hợp xuất hiện khe nứt trên bề mặt tấm bê tông xi măng. Nếu phương pháp này được thực hiện định kì sẽ đạt hiệu quả cao trong việc chống nứt vỡ mặt đường bê tông.

lam-sach-khe-noi

Làm sạch khe nối
Trước khi trám bịt khe nối, cần phải làm sạch các vật liệu chèn khe cũ, rác, bùn đất và các dị vật khác. Vật liệu chè khe cũ có thể được làm sạch bằng thủ công dùng các dụng cụ như đục, cuốc chim hoặc máy là sạch khe nối, máy cắt bê tông cắt bằng 2 lưỡi dao rộ ng hơn bề rộng của khe nối hiện tại.

Sau khi dọn sạch vật liệu chèn khe cũ, vệ sinh khe nối sạch sẽ dùng bơm vật liệu chèn khe mới vào khe nối đã sạch trong trường hợp vỡ khuyết mép khe nối với bề rộng nhỏ hơn 30mm và riêng biệt , dọn sạch bê tông vỡ rời, làm sạch khe và phun chất chèn khe vào khe nối.

Các vật liệu chèn khe

Cần chọn vật liệu phù hợp với loại khe nối, vị trí và sự dịch chuyển của khe nối liệu cần loại có khả năng kháng dầu và chịu nhiệt hay không. Các loại vật liệu chèn khe đề cập trong hình

vat-lieu-chen-khe

Trám bịt vết nứt

Có hai loại vết nứt là vết nứt nhỏ và không phát triển và vết nứt phát triển. Phương pháp trám bịt các vết nứt này như sau:

Trám các vết nứt không phát triển

Thông thường, các loại vật liệu nhựa được sử dụng để trám bịt các vết nứt không phát triển. Loại vật liệu phổ biến nhất là Epoxy và một số loại khác như Polyester, Polyurethane, nhựa đường cao su.

Đối với việc bơm trám khe nứt, phương pháp hiện nay là bơm phun áp lực với tốc độ thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp vết nứt rộng hơn 1mm, các vật liệu được bơm trám bằng dòng chảy trọng lượng sử dụng các vật liệu có độ dính bám thấp.

  • Các vết nứt nên được làm khô hoàn toàn không bơm ngay sau khi mưa
  • Sử dụng nhựa với độ dính bám tùy thuộc vào chiều rộng của vết nứt, việc bơm phun là có thể và cho đến khi hóa cứng, nhựa không chảy ra khỏi khe nứt
  • Kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt độ thi công và thời gian cần thiết để đông cứng. Epoxy có xu thế đông cứng chậm trong điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn 50 độ C
  • Ngoài ra, đôi khi vật liệu xi măng như bột xi măng, xỉ, polymer, có tính dính bám cao hơn các vật liệu nhựa làm ẩm bề mặt được sử dụng đối với các vết nứt có chiều rộng lớn hơn 2mm.
CHIỀU RỘNG VẾT NỨT (MM) BƠM PHUN BẰNG MÁY BƠM PHUN BẰNG TAY BƠM PHUN BẰNG BÀN ĐẠP CHẢY THEO TRỌNG LƯỢNG
Dưới 0.25

500







0.25÷0.60



1.000÷3.000





0.60÷2.00



3.000÷7.000



500÷1.000

2.00÷5.00



7.000÷10.000 7.000÷10.000

500÷3.000

Trên 5.00 1.000÷5.000

Trám bịt vết nứt phát triển

Trong trường hợp vết nứt đang phát triển, vật liệu chèn khe được bơm vào khe nứt không thể giãn nở đàn hồi theo độ mở rộng của khe nứt. Do vậy, cần xẻ tạo rãnh hình chữ U hay chữ V dọc theo khe nối và bơm vật liệu chèn khe và vật liệu linh động sau khi làm sạch lòng rãnh xẻ bằng máy nén khí, dạng rãnh xẻ hình chữ U tốt hơn.

bom-ap-lucong-cao-su
bom-ap-luc-lo-xo
ranh-xe-khe-nut

Nếu vết nứt thẳng, cắt rộng vết nứt bằng máy cắt. Nếu vết nứt không thẳng, sử dụng máy xẻ rãnh như trong hình dưới

may-xe-ranh

Phương pháp vá mặt đường được sử dụng để duy trì độ bằng phẳng của mặt đường bằng cách rải một lớp mỏng lên những vị trí hư hỏng như chỗ mấp mô, chỗ gồ ghề theo hướng dọc, chỗ bị tróc mặt, vỡ mé khe nối hay vết nứt, ổ gà, chỗ bị ép dập,…

Nguyên liệu vá gồm 3 loại: xi măng, nhựa đường, loại nha keo. Tùy vào chiều dày vá mà có thể sử dụng vữa hoặc hỗn hợp bê tông. Các loại vật liệu dùng để vá được quyết định dựa trên quy mô hư hỏng, điều kiện giao thông, mức độ khẩn cấp, tính kinh tế. Các vật liệu chính dùng để vá mặt đường được tổng hợp trong Bảng

XI MĂNG HỖN HỢP TRỘN TẠI TRẠM HAY TRỘN TRÊN HIỆN TRƯỜNG -XI MĂNG POOC LĂNG THÔNG THƯỜNG
-XI MĂNG POOC LĂNG ĐẠT CƯỜNG ĐỘ SỚM CAO
-XI MĂNG POOC LĂNG ĐẠT CƯỜNG ĐỘ SỚM RẤT CAO
-XI MĂNG ĐÔNG CỨNG NHANH
-XI MĂNG ALUMINA
  Xi măng đóng bao -Xi măng Pooc lăng thông thường
-Xi măng đông cứng rất nhanh
-Xi măng bền Maggie phosphate
Nhựa
đường
Hỗn hợp trộn tại trạm -Bê tông nhựa nóng
-Bê tông nhựa nguội (Nhựa lỏng)
  Loại hỗn hợp Hỗn hợp nguội (Nhựa lỏng, loại thông thrường, loại cường độ cao)

  Loại trộn tại
hiện trường
Hỗn hợp nguội
(Nhựa lỏng, loại thông thường, loại nhũ tương nhựa đường)

Nhựa keo Hỗn hợp trộn tại hiện trường -Nhựa Epoxy
-Nhựa MMA (methyl methacrylate)
-Nhựa Polyester
-Nhựa Polyurethane
  Hỗn hợp đóng bao -Nhựa Acrylic
-Nhựa Epoxy
  • Cần phải đảm bảo kết dính tốt giữa vật liệu vá và bề mặt bê tông để đảm bảo độ bền vững của phần vá. Do dó, cần thực hiện tốt công tác xử lý ban đầu như: làm vệ sinh, loại bỏ hết những phần bị hỏng, đất cát, sau đó làm sạch toàn bộ bề mặt bê tông cần xử lý.
  • Về tình trạng của bề mặt đường: với trường hợp dùng xi măng để vá, cần phải đảm bảo bề mặt đường bê tông bão hòa nước và khô bề mặt; trong trường hợp dùng nhựa đường hoặc nhựa keo thì cần phải giữ bề mặt xử lý tuyệt đối khô.

Phương pháp xử lý bề mặt bê tông cũ như sau: trước hết cần xử lý bề mặt hư hỏng để lộ bề mặt bê tông tốt bằng máy nén khí, phun nước áp lực, máy phun cát, …..

  • Các vật liệu loại xi măng: Khi mặt đường đã bão hòa nước và ở trạng thái khô bề mặt, trát lớp mỏng hồ xi măng hoặc lớp vữa lót lên bề mặt đường, trong khi lớp xi măng hoặc vữa này chưa cứng lại thì bơm vữa và xi măng vá mặt đường .
  • Các vật liệu dạng nhựa keo: Sau khi đảm bảo tình trạng khô của mặt đường, quét lớp lót mỏng phù hợp với loại vật liệu nhựa sử dụng. Thông thường lượng nhựa khoảng 0.3÷0.5kg/m2. Tuy nhiên tùy vào mức độ lồi lõm của mặt đường mà lượng nhựa lót dùng sẽ khác nhau. Lưu ý tránh để sơn lượng vật liệu lót bị đọng nhiều tại chỗ lõm.

Sau khi làm sạch bằng khí nén, quét lớp nhựa đường dính bám lên phạm vi cần xử lý. Tại phần tiếp giáp của chỗ vá, thường khó thực hiện và dễ gây bóc tách sau khi vá. Đặc biệt khi dùng xi măng hoặc nhựa keo. Để tránh iệc vuốt chiều dày bằng “0”, nên xử lý phần tiếp nối của miếng vá với các khu vực xung quanh trong tâm bê tông

xu-ly-khe-noi

Chi tiết quy trình xây dựng được Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (MnDOT) áp dụng sửa chữa Loại C-3D cải tạo, khôi phục đường bê tông xi măng

Trong trường hợp phát sinh những vị trí có vết, bị mài bóng, bong tróc, hoặc là những vết nứt dăm trên bề mặt đường, phương pháp xử lý bề mặt được tiến hành bằng cách tạo một lớp phủ mỏng lên trên tấm bê tông mặt đường để có thể phục hồi được điều kiện chạy xe, khả năng chống trơn trượt, khả năng kín nước của đường. Phương pháp này được tiến hành nhìn chung giố g như phươ ng pháp vá mặt đường.

Thông thường được thực hiện bằng cách rải lớp bê tông nhựa nóng dày dưới 2.5 Cm để sửa vết nứt và khôi phục khả năng chống trơn trượt. Ngoài ra, phương pháp này còn bao gồm cả việc tạo lớp mặt đường trên cầu với độ dày kh poảng 0.3 mm đến 2.0 Cm sử dụng loại nhũ tương nhựa đường cao su tự n hiên và nhựa Epoxy,…

Khi bề rộng trên vượt quá 4 Cm, phương pháp trám bịt không hiệu quả nên cần sử dụng vật liệu khác.

Thay thế một phần

Đây là phương pháp thay thế một phần bao gồm các tấm bê tông hoặc mặt đường trong trường hợp những vết nứt dọc và ngang sâu đến đáy tấm hoặc tại góc tấm nơi giao nhau của các khe nối làm cho việc truyền tải trọng giữa các tấm không đảm bảo đồng thời phát sinh những vết vỡ, nứt gãy tấm bê tông mặt đường.

Diện tích của một vị trí thay thế cục bộ thường dưới 15m2 là có thể chấp nhận được.

Làm lại một phần sử dụng hỗn hợp bê tông nhựa sẽ làm giảm cường độ tấm mặt đường. Sau làm lại, mặt đường không thể chịu áp lực lớn từ tải trọng xe. Do đó, dễ hình thành gồ ghề giữa các tấm bê tông và phần làm lại và yêu cầu bảo dưỡng định kỳ bằng biện pháp như vá mặt đường.

Việc làm lại mặt đường để xử lý vết nứt đã phát triển theo các hướng xuất phát tại vị trí góc tấm hoặc tại các vị trí trong phạm vi 3m tính từ khe nối được thực hiện như sau để đảm bảo xử lý tất cả các vết nứt đó:

Cắt bề mặt tấm bê tông từ phía ngoài của vết nứt với độ sâu khoảng 2÷3cm bằng máy cắt bê tông và loại bỏ bê tông bị ép vỡ bằng cách dùng búa đập chúng thành các mảnh nhỏ, sau đó cạo cạnh vết cắt để mép nối tấm bê tông cũ bằng nhau.

Khi thực hiện bước này, cần chú ý không làm hư hại phần cốt thép như lưới thép, thanh cốt thép, thanh truyền lực.

lam-lai-mat-duong-thep-tam

Lưới thép và cốt thép cong như trong hình trong trường hợp gặp khó khăn để giữ lại toàn bộ phần thép thì có thể cắt đi đảm bảo để lại phần chờ dài 20cm đến 30cm (Trong trường hợp này, khi thi công phần bê tông mới, cần phải lắp đặt các lưới thép hoặc cốt thép mới)

Bơm lấp hố rỗng trong tấm bê tông mặt đường dưới nền móng

Phương pháp bơm lấp là phương pháp để lấp đầy các khoảng trống trong tấm bê tông mặt đường và nền móng tấm, chèn tấm bê tông bằng áp lực bơm để đẩy tấm về vị trí ban đầu.Có hai loại vật liệu bơm chèn là nhựa đường và xi măng

Phương pháp này có chi phí thi công khá rẻ và có hiệu quả cao để kéo dài tuổi thọ của mặt đường bê tông xi măng.

Bơm nhựa đường sử dụng máy đục lỗ mở lỗ qua tấm BTXM cho đến mặt đáy của tấm với đường kính khoảng 50mm; mật độ tạo lỗ k hoảng 1 lỗ/2 ÷ 8m2 .

  • Sau khi đục lỗ, làm sạch phần bên trong lỗ bằng máy nén khí đảm bảo sạch sẽ và không có nước bên trong.
  • Tiến hành bơm nhựa đưng đã được làm nóng tới nhiệt độ trên 210 0C vào dưới tấm bê tông với áp lực 2 ÷ 4kG/cm2.Lượng nhựa đường bơm vào thường là 2 ÷ 6 kg/m2
  • Khoảng 30 giây sau khi bơm xong, cắm một cái ống vào lỗ, sau khi kéo ống ra tiến hành bịt lỗ đó bằng cách đóng cọc gỗ hoặc đổ cột vữa xi măng.
  • Thông thường khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi bơm là có thể thông xe. Ngoài ra, trong khi tiến hành bơm nhựa đường, do sử dụng nhựa đường ở nhiệt độ cao nên cần phải chú ý đến an toàn lao động

Bơm xi-măng vữa xi măg được bơm vào khoảng trống giữa đáy tấm bê tông và mặt móng đường, đẩy tấm bê tông lún lên. Phương pháp này thực hiện ở nhiệt độ thường.Khi tiến hành nâng tấm bê tông bị lún lên cần bít kín phạm vi xung quanh của tấ bê tông cần sửa để đảm bảo vữa bơm vào không bị đùn ra các khe này.

Quá trình t hực hiện phương pháp bơm vữa xi măng tương đối giống với phương pháp bơm nhựa đường, nhưng máy bơm vữa xi măng cần dùng loại máy có áp lực bơm khoảng 3 ÷ 5kG/cm2.

Phương pháp xẻ rãnh

Được thực hiện bằng cắt tạo rãnh trên mặt đường bê tông đang khai thác nhằm mục đích xử lý hiện tượng trơn trượt của đường, cải thiện độ bám giữa mặt đường và bánh xe , hạn chế hiện tượng tạo màng nước bằng các đường rãnh sử dụng máy cắt có lưỡi kim cương hoặc Cacbua Vonfram.

xe-ranh

Hướng rãnh an toàn: dọc theo hướng dòng giao thông và ngang vuông góc với hướng dòng giao thông

Rãnh xẻ theo hướng dọc sẽ có hiệu quả để khắc phục hiện tượng trượt ngang và gió ngang nhưng có nhược điểm là không thoát nước ngang ra khỏi mặt đường được và gây khó khăn cho các loai xe hai bánh, dễ bị mất lái.

Rãnh xẻ theo hướng ngang sẽ có hiệu quả trong việc việc rút ngắn cự ly hãm phanh, nâng cao độ bám của bánh xe và phù hợp với các đoạn đường dốc khu vực gần nút giao có đèn tín hiệu.

Ngoài phương pháp cải tạo độ bám của mặt đường như trên, còn các phương pháp khác như tạo nhám hoàn toàn bằng cơ học máy bắn bi, máy mài,… hoặc xử lý bằng axit.

3.Sửa chữa hư hỏng đường bê tông nhựa

Nội dung công việc, thời điểm thực hiện, giải pháp kỹ thuật, công nghệ sửa chữa các loại hư hỏng xuất hiện trên mặt đường bê tông nhựa để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, êm thuận trên các tuyến quốc lộ đang khai thác

Xin mời click tải về xem chi tiết Quyết định số 1472/QĐ-BGTVT ngày 23/5/2017 do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường ký ban hành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo